Để có những món nướng thơm ngon mà không khiến các chị em phải vất vả, đặc biệt trong công đoạn vệ sinh, dọn dẹp là động lực chính cho các thương hiệu thiết bị nhà bếp thiết kế thêm chức năng tự làm sạch tiện dụng. Một số loại lò nướng hiện đại đều được thiết kế với các chế độ tự động làm sạch, giảm thiểu tối đa sức lao động của chúng ta. Vậy chế độ tự làm sạch của lò nướng là gì? Hãy cùng Germatek tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1.Chức năng tự làm sạch lò nướng là gì?
Chức năng tự làm sạch lò nướng là loại lò có công nghệ làm sạch bằng lớp lót xúc tác phía bên trong, có thể tự làm sạch ngay cả khi lò đang trong quá trình nướng thực phẩm. Người ta sử dụng một lớp lót đặc biệt bao quanh khoang lò được tráng bằng men xốp, loại men này sáng bóng, có tính năng hấp thụ dầu mỡ, chất béo và một vài thành phần khác của thức ăn rất tốt.
Công nghệ tự làm sạch sử dụng nhiệt độ thấp hơn so với công nghệ làm sạch bằng phương pháp nhiệt phân.
3 phương pháp tự làm sạch chính của các mẫu lò nướng cao cấp hiện nay bao gồm: nhiệt phân (công nghệ Pyrolytic), thủy phân (công nghệ HydroClean) và làm sạch bằng lớp lót xúc tác (Catalytic, EcoClean).
2.Tìm hiểu các công nghệ tự động làm sạch
2.1.Công nghệ làm sạch bằng nhiệt phân (công nghệ Pyrolytic)
Công nghệ làm sạch bằng nhiệt phân Pyrolytic là công nghệ không sử dụng hóa chất, giúp tiết kiệm sức lao động và mối nguy hiểm thường gắn liền với các phương pháp làm sạch bề mặt lò bằng hóa chất phổ biến.
Nguyên tắc hoạt động:
Sử dụng nhiệt độ làm phân hủy chất dư thừa, cặn thức ăn có trong lò.
Ứng dụng:
Khả dụng với các loại vật dụng, kích thước và hình dáng của thuỷ tinh, que xiên hoặc phụ tùng kim loại như thanh trượt, vỉ nướng hay giá đỡ có trong khoang lò…
Quy trình làm sạch: Gồm 3 giai đoạn
Giai đoạn 1: Thanh lọc khoang lò để loại bỏ không khí bị ám mùi nặng từ dầu mỡ.
Giai đoạn 2: Nhiệt độ trong lò tăng lên đến 900 độ F để tiêu hủy tất cả những mảng bám dính thức ăn còn sót lại trong quá trình nướng. Quy trình thực hiện trong không gian không chứa oxy an toàn. Sau khi quá trình vệ sinh kết thúc dư lượng tro sẽ rơi xuống mặt dưới.
Giai đoạn 3: Lượng Cacbon tồn dư được loại bỏ bằng cách để không khí lùa vào khoang lò đẩy ra ngoài
Lò có thể tự động khóa cửa trong suốt quá trình tự làm sạch để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Chú ý là sau khi quá trình làm sạch kết thúc bạn hãy chờ cho lò nguội tới nhiệt độ trong phòng rồi hãy mở ra để lau dọn.
2.2. Công nghệ làm sạch bằng hơi nước Hydroclean
Nguyên tắc hoạt động: Bắt đầu với một lò nướng khi đã nguội, bỏ khay và hệ thống giá đỡ ra để vệ sinh riêng.
Khi lò nướng gia nhiệt lên tới 100ºC biến nước thành hơi nước. Hoạt động linh hoạt của hơi nước được tạo ra trong khoang lò và công nghệ phủ Hydroclean giúp tách bóc tất cả vết bẩn khỏi bề mặt khoang lò, cho vấn đề dọn dẹp hậu trường trở nên cực kỳ đơn giản.
Quy trình làm sạch: Đổ 250 ml nước lên sàn trong của lò, chọn chế độ HydroClean Chờ cho quá trình kết thúc, sử dụng khăn ẩm để lau sạch cặn bẩn đã được làm bong ra
2.3.Công nghệ làm sạch bằng lớp lót xúc tác Catalytic
Nguyên tắc hoạt động: Lò nướng tự làm sạch bằng công nghệ lớp lót xúc tác, có thể tự làm sạch ngay trong khi đang nấu. Sử dụng một lớp lót đặc biệt được tráng bằng men xốp, có tính năng hấp thụ dầu mỡ, chất béo và một vài thành phần của thức ăn khác. Khi lò được làm nóng đến hơn 200ºC, nó sẽ oxi hóa các bụi bẩn và các vụn thực phẩm và chỉ để lại một chút cặn bẩn, việc của bạn không có gì nhiều ngoài việc lau nó đi.
Germatek Việt Nam hi vọng bài viết này mang đến cho bạn những thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu rõ hơn về những công nghệ làm sạch tự động được ứng dụng trong sản phẩm cao cấp hiện nay.
Xem thêm các bài viết khác:
- Những lợi ích khi sử dụng lò nướng vào mùa đông
- Lò nướng kèm hấp là gì? Có nên mua lò nướng kèm hấp hay không?